Thiết kế trần thạch cao

Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là tổ hợp của các lớp vật liệu gồm: khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư liên quan. Chức năng chính của các vật liệu trên cụ thể là:

  • Khung xương: Cố định hệ trần theo một khung xương có sẵn, tối ưu tính vững chắc để lên thạch cao và sơn bả.
  • Tấm trần thạch cao: là bộ phận liên kết trực tiếp với khung xương thông qua vít chuyên dụng, tạo độ phẳng cho trần.
  • Sơn bả: tạo độ mịn, đều màu cho mặt trần.

Trần nhà thạch cao trang trí được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng hiện nay, trong không gian nội thất trần thạch cao góp phần quan trọng giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ. Trần nhà thạch cao được sử dụng thay thế cho trần đúc, trần đổ xi-măng… và các vật liệu xây dựng truyền thống khác, mang lại sự hợp lý và vẻ đẹp cho không gian sống.

Ưu điểm của trần thạch cao:

Từ khi bắt đầu xuất hiện, trần thạch cao đã cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với loại trần truyền thống như:

 Ưu điểm lớn nhất của loại trần này là tính linh động, dễ tháo lắp, thi công nhanh gọn mà không ảnh hưởng tới cấy trúc trần căn hộ cũng như hệ thống dầm chung của cả tòa nhà

 Thạch cao không gây độc hại, thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe người thi công lẫn người sử dụng

 Thạch cao có khả năng chống cháy, cách âm, tiêu âm, chống ẩm, chịu nhiệt vv…

 Đa dạng về kiểu loại gồm: trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm. Mỗi loại có một ưu nhược điểm riêng, phù hợp với nhiều loại mặt bằng căn hộ khác nhau.

Ngoài ra, tính đa dạng cho việc tạo hình cũng giúp các gia chủ và KTS có thể thỏa sức sáng tạo với những mẫu thiết kế trần thạch cao khác nhau. Tuổi thọ của trần nhà thạch cao cũng tương đồng với độ bền của đồ nội thất nên sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí bảo dưỡng cũng như đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình. 

Các bài khác
facebook

Để lại thông tin của bạn để nhận được giải pháp tốt nhất cho trần nhà của bạn

(Cam kết thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối)

Nhà phố Biệt thự
Hiện đại Cổ điển